Làn sóng dịch chuyển: Nhà đầu tư bất động sản “tăng tốc” đổ về vùng ven “săn” cơ hội mới

Trong bối cảnh giá bất động sản tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM liên tục tăng cao, hay chững lại do nhiều yếu tố như pháp lý, lãi suất cao, và tâm lý e dè của nhà đầu tư, thì gần đây, tín hiệu phục hồi bắt đầu xuất hiện rõ nét tại các khu vực vùng ven và tỉnh lân cận.

Vì sao nhà đầu tư rời trung tâm?

Những năm gần đây, việc đầu tư vào Bất động sản tại trung tâm các thành phố lớn trở nên ngày càng khó khăn. Không chỉ vì giá đất leo thang, mà còn vì nhiều dự án gặp phải các vấn đề về pháp lý, kéo dài thời gian triển khai. Chưa kể, chi phí vốn tăng cao khiến biên lợi nhuận của các dự án tại trung tâm không còn hấp dẫn như trước. Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư đã chuyển hướng tìm kiếm các cơ hội tại các khu vực vùng ven, nơi giá đất còn mềm và tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ.

Theo báo cáo của Công ty Nghiên cứu Bất động sản Savills, trong khoảng 2 năm gần đây, lượng giao dịch tại các khu vực vùng ven đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là ở các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai, Long An (vùng ven TP. HCM) và các khu vực như Bắc Ninh, Bắc Giang (vùng ven Hà Nội). Một khảo sát từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, hơn 60% nhà đầu tư tham gia khảo sát cho biết họ đang chuyển hướng đầu tư vào các khu vực vùng ven, đặc biệt là những nơi có quy hoạch tốt, hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ và giá đất còn hợp lý. Điều này chứng tỏ rằng nhu cầu về đầu tư Bất động sản vùng ven đang ngày càng gia tăng.

Lý do khiến nhà đầu tư “tăng tốc” ra vùng ven

Giá cả hợp lý: Trong khi giá đất tại trung tâm vẫn leo cao, các khu vực vùng ven lại có mức giá dễ tiếp cận hơn, phù hợp với dòng vốn trung bình đến khá.

Hạ tầng phát triển mạnh: Nhiều địa phương đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông như đường vành đai, cao tốc, sân bay… tạo lực đẩy lớn cho bất động sản khu vực.

Quy hoạch rõ ràng, tiềm năng dài hạn: Chính sách quy hoạch vùng ngày càng minh bạch, mở ra cơ hội đầu tư dài hạn với rủi ro thấp hơn.

Làn sóng dịch chuyển dân cư: Người dân ngày càng có xu hướng rời đô thị chật chội để tìm không gian sống xanh, rộng rãi hơn ở ngoại ô.

Một yếu tố quan trọng khác thúc đẩy xu hướng này là chính sách quy hoạch của Chính phủ và các địa phương. Các đô thị vệ tinh và vùng ven đang được phát triển mạnh mẽ nhằm giảm tải cho các đô thị trung tâm, giải quyết tình trạng quá tải dân số và hạ tầng. Với sự hoàn thiện của các tuyến giao thông trọng điểm như cao tốc, vành đai, và đặc biệt là các hệ thống giao thông công cộng như metro, thời gian di chuyển giữa khu vực ven và trung tâm thành phố giảm thiểu đáng kể, mở ra cơ hội lớn cho Bất động sản vùng ven.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, tổng đầu tư cho hệ thống giao thông quốc gia giai đoạn 2021-2025 ước tính lên tới hơn 400.000 tỷ đồng, trong đó phần lớn được phân bổ cho các dự án cao tốc, vành đai kết nối các tỉnh, thành.

Giá Bất động sản vùng ven tăng trưởng mạnh mẽ

Thị trường Bất động sản vùng ven đang ghi nhận mức tăng giá ấn tượng. Theo dữ liệu từ CBRE, trong năm 2023, các khu vực vùng ven TP.HCM như Bình Dương, Long An, Đồng Nai đã chứng kiến mức tăng giá Bất động sản từ 10-15%, đặc biệt là đất nền và Nhà phố. Tại Hà Nội, các khu vực như Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ từ 15-20%. Bên cạnh đó, giá đất tại các khu vực vùng ven các thành phố lớn đã trở nên “hấp dẫn” hơn so với các khu vực trung tâm, nơi giá đất đã đạt mức cao kỷ lục, tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư với tiềm năng sinh lời lớn trong tương lai.

Nguyên nhân của tình trạng tăng giá này đến từ sự xuất hiện của các dự án khu đô thị, trung tâm thương mại, và các khu nghỉ dưỡng ven đô. Những khu đất này không chỉ có giá trị gia tăng nhanh chóng mà còn tạo ra nhu cầu lớn cho các dịch vụ tiện ích, từ đó thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường Bất động sản.

Những điểm nóng mới đang thu hút dòng tiền

Phía Đông TP.HCM (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu): hưởng lợi từ sân bay Long Thành và các tuyến cao tốc.

Bình Dương, Long An: tiếp giáp trực tiếp TP.HCM, thu hút nhà đầu tư công nghiệp và dân cư.

Khu vực Tây Bắc Hà Nội (Hòa Lạc, Sơn Tây, Thạch Thất): hưởng lợi từ quy hoạch thành phố vệ tinh.

Các huyện như Thanh Hà, Kinh Môn,… cũng đang nổi lên với tiềm năng tăng trưởng cao.

Xu hướng đầu tư mới: Bền vững và dài hạn

Thay vì “lướt sóng” như giai đoạn trước, nhiều nhà đầu tư hiện nay ưu tiên các sản phẩm:

  • Đất nền có pháp lý rõ ràng
  • Bất động sản ven khu công nghiệp hoặc gần khu du lịch
  • Nhà phố, shophouse có thể khai thác cho thuê

Các loại hình như đất nền, Nhà phố thương mại hay các dự án khu đô thị mới với giá trị đầu tư hợp lý đang là lựa chọn ưu tiên. Các khu nghỉ dưỡng, farmstay hay second home cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt từ giới đầu tư, nhờ khả năng khai thác cho thuê tốt, đặc biệt trong bối cảnh sau đại dịch khi nhu cầu sống xanh và làm việc từ xa gia tăng.

Nhận thấy tiềm năng lớn, nhiều doanh nghiệp Bất động sản đã bắt đầu triển khai các dự án quy mô lớn tại các tỉnh thành lân cận. Các dự án như Thanh Hà New City (Thanh Hà, Hải Dương), Phú Thứ Wonder Song (Thanh Miện, Hải Dương), Aqua City (Đồng Nai), Izumi City (Biên Hòa),… đang mở ra một làn sóng đầu tư mới vào Bất động sản vùng ven, không chỉ thu hút các nhà đầu tư cá nhân mà còn cả các doanh nghiệp lớn. Đặc biệt, các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ đang chủ động tìm kiếm quỹ đất sạch tại các khu vực vùng ven để triển khai dự án, tận dụng giá đất còn thấp và tiềm năng tăng trưởng cao.

Điều đáng chú ý là sự phát triển của các khu vực ngoài trung tâm không chỉ dừng lại ở việc xây dựng các khu đô thị mới mà còn đi kèm với sự phát triển hạ tầng và tiện ích đồng bộ. Các trung tâm thương mại, văn phòng làm việc, khu phức hợp cũng đang được triển khai, tạo nên một diện mạo mới cho các khu vực này, thu hút cư dân và nhà đầu tư.

Chủ tịch Hiệp Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam dự báo, trong vài năm tới, khu vực ngoài trung tâm sẽ tiếp tục trở thành “miền đất hứa” với các nhà đầu tư Bất động sản, nhất là khi giá đất tại khu vực này còn khá mềm và tiềm năng tăng trưởng rất lớn.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư, vì không phải khu vực nào cũng có tiềm năng phát triển bền vững. Các vấn đề pháp lý như quy hoạch, quyền sử dụng đất và thủ tục pháp lý cũng là yếu tố cần được lưu ý.

Trước những dự liệu này, một số chuyên gia cho rằng, khả năng sốt đất tại các khu vực vùng ven vào năm 2025 là có thể xảy ra, đặc biệt là khi các yếu tố hạ tầng, quy hoạch và nhu cầu về nhà ở tại những khu vực này tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, sốt đất chỉ xảy ra ở những khu vực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và được hỗ trợ bởi chính sách phù hợp, hạ tầng kết nối tốt và sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu. Nhà đầu tư cần chuẩn bị tốt và theo dõi sát sao tình hình để có thể nắm bắt cơ hội nhưng cũng tránh được rủi ro.

Có thể bạn quan tâm

Bất động sản công nghiệp Hải Dương hấp dẫn nhà đầu tư

Bất động sản công nghiệp Hải Dương hấp dẫn nhà đầu tư

Với lợi thế vượt trội về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện cùng chính…
Có nên đầu tư bất động sản tại Hải Dương?

Có nên đầu tư bất động sản tại Hải Dương?

Trước bối cảnh thị trường bất động sản đang không ngừng biến động, việc lựa chọn địa điểm đầu tư…
Quỹ đất "sạch" khan hiếm, bất động sản có pháp lý lên ngôi

Quỹ đất "sạch" khan hiếm, bất động sản có pháp lý lên ngôi

Nguồn cung mới khan hiếm, BĐS nhà ở pháp lý đầy đủ lên ngôi Những điểm mới trong Luật Đất…

0904594222